8 bước giữ chân nhân viên truyền thông giỏi

(NganHaMedia) - Truyền thông là công việc đặc thù trong một tổ chức, đòi hỏi nhân viên truyền thông sự tự chủ nhất định, hoạt động độc lập và có tính sáng tạo cao . Có được những nhân viên truyền thông giỏi là may mắn của các doanh nghiệp, tổ chức nhưng làm sao giữ chân được họ đang là thách thức cho các nhà quản lý.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tổ chức để mất những nhân viên truyền thông giỏi, với những lý do đơn giản như thiếu chương trình đào tạo nâng cao chuyên môn,  môi trường làm việc thiếu thử thách, thiếu sự hỗ trợ, hợp tác từ các phòng ban khác, thưởng phạt không công bằng, minh bạch....

Hãy thực hiện 8 bước sau đây để giữ chân nhân viên truyền thông giỏi:

1. Xây dựng một hệ thống đánh giá riêng cho các sản phẩm truyền thông cũng như đánh giá năng lực, hiệu quả hoạt động của nhân viên truyền thông. Việc xét duyệt, đánh giá, nghiệm thu các sản phẩm truyền thông  cần một “con mắt xanh” và khác biệt so với việc nghiệm thu, đánh giá một sản phẩm thông thường trong tổ chức, doanh nghiệp.

2. Tạo ra môi trường làm việc có sự hợp tác cao giữa các phòng ban, đặc biệt là với phòng truyền thông, xác định rõ vị trí và tầm quan trọng của công tác truyền thông trong doanh nghiệp, tổ chức.

Doanh nghiệp cần xây dựng môi trường để nhân viên truyền thông phát huy năng lực sáng tạo, sự tự chủ trong công việc

3. Khuyến khích sự sáng tạo, đột phá trong công việc, không ngại điều mới mẻ giữa các nhân viên truyền thông. Doanh nghiệp, tổ chức cần xây dựng môi trường làm việc sao cho có “đất” để nhân viên phòng truyền thông phát huy năng lực sáng tạo, sự tự chủ trong các hoạt động truyền thông. Bảo lưu những ý tưởng khác biệt của họ trong từng cuộc họp, giao ban, không định kiến với bất cứ một hành động, việc làm và lý lẽ nào.

4. Tạo ra những tình huống thử thách, cơ hội để giúp người làm truyền thông bộc lộ tài năng, năng lực trong chuyên môn.

5. Công bằng, tôn trọng, chân thành và chia sẻ là những từ khóa giúp các nhà quản lý có thể tạo cho nhân viên truyền thông thiện cảm. Thực hiện chiến lược khen thưởng để nhân viên cống hiến hết mình cho công việc.

6. Giúp đỡ nhân viên  nhận thức được điểm “A” trong truyền thông. Đưa ra quan điểm, tiêu chí rõ ràng về cấp độ A (cấp độ cao nhất) trong truyền thông mà tổ chức của bạn đánh giá về năng lực của một con người.

Nhân viên truyền thông là những người nhạy cảm, ưa học hỏi, độc lập, có quan điểm riêng

7. Hãy là người xây dựng nghề nghiệp, cung cấp cho nhân viên truyền thông những chương trình đào tạo, huấn luyện giúp họ không ngừng cải thiện năng lực chuyên môn và tiến bộ.

8. Nói đi đôi với làm. Đặc biệt đối với những người làm truyền thông, họ là những nhân viên nhạy cảm, ưa thích học hỏi. Vì vậy, hãy nhớ rằng, họ luôn nhìn bạn, hành động và đánh giá bạn như là một người dẫn đầu.

 

Nguyệt Anh
Fanpage
Liên kết website